Cận cảnh 3 tuyến vận tải biển thương mại sôi động nhất thế giới
Thị trường vận tải biển toàn cầu đang bùng nổ, với lượng hàng container vận chuyển đạt mức kỷ lục. Theo IMO (Tổ chức Hàng hải quốc tế) hơn 90% thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển.Trong đó, 3 tuyến thương mại chính là động lực chính cho sự phát triển này: xuyên Đại Tây Dương, xuyên Thái Bình Dương và Á-Âu.
Theo thống kê của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development, hay Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc), 3 tuyến vận tải này chiếm gần 37,5% tổng sản lượng hàng container toàn cầu, tương đương hơn 60,9 triệu TEU trong năm 2022.
Để hiểu rõ hơn về tiềm năng của mỗi tuyến, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng tuyến vận tải:
Tuyến vận tải xuyên Đại Tây Dương (Trans-Atlantic)
Tuyến vận tải này kết nối các cảng chính ở Bắc Mỹ với Bắc Âu và Địa Trung Hải.
Các cảng chính ở phía đông của lục địa Bắc Mỹ: Hoa Kỳ (Savannah, Charleston, New York, Philadelphia, Baltimore, Boston…) và Canada (Montreal, Halifax…)
Các cảng lớn của các quốc gia Bắc Âu và Địa Trung Hải: Pháp (Le Havre), Anh (Felixstowe), Thụy Điển (Gootebug), Đức (Hamburg, Bremerhaven), Bỉ (Antwerp), Hà Lan (Rotterdam)...
Tuyến xuyên Đại Tây Dương là tuyến vận tải đầu tiên sử dụng container và được "container hóa" trong lịch sử phát triển của phương thức vận tải bằng container. Tuy nhiên, so với các tuyến khác, tuyến này có lượng hàng container vận chuyển thấp hơn, chỉ đạt 8,5 triệu TEU trong năm 2022.
Tuyến vận tải xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific)
Tuyến này kết nối các cảng biển thuộc vùng Đông Á đến các cảng phía tây của Bắc Mỹ, bằng hành trình qua Thái Bình Dương.
Các cảng nằm ở khu vực Đông Á: Trung Quốc (Shanghai, Ningbo, Shenzhen, Hongkong), Nhật Bản (Nagoya, Tokyo), Hàn Quốc (Busan), Đài Loan (Kaohsiung), và các nước Đông Nam Á (Singapore, Cái Mép - Việt Nam, Bangkok - Thái Lan, Jakarta - Indonesia, Port Klang - Malaysia)...
Các cảng nằm ở bờ tây của Hoa Kỳ: Tacoma, Oakland, Los Angeles, Long Beach và Canada (Vancouver, Prince Rupert).
Với 28,2 triệu TEU được vận chuyển trong năm 2022, tuyến Trans-Pacific là tuyến vận tải biển bận rộn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 17,4% tổng sản lượng hàng container toàn cầu.
Việt Nam nằm trên tuyến Trans-Pacific với phía tây của Bắc Mỹ, và tuyến Á-Âu kết nối với Ấn Độ và Bắc Âu. Các cảng chính có khả năng đón tàu mẹ gồm Cái Mép (ở phía Nam) và Lạch Huyện (ở Phía Bắc).
Ghi chú: Với hàng từ khu vực Viễn Đông sang bờ Đông của Hoa Kỳ, có thể vẫn sử dụng tuyến Trans-Pacific, đi vòng qua kênh đào Panama hoặc kết hợp với đường sắt từ bờ Tây sang bờ Đông.
Tuyến vận tải Á-Âu (Asia-Europe)
Tuyến này đứng thứ 2 về mức độ nhộn nhịp, chỉ sau tuyến xuyên Thái Bình Dương. Số liệu cho thấy, tuyến Á- Âu chiếm gần 15% toàn cầu với con số là 24,2 triệu TEU.
Tham gia vào tuyến này có các cảng biển lớn nằm ở 2 khu vực chính:
Khu vực Đông Á (Viễn Đông): Bao gồm các cảng biển trọng điểm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc (kể cả Hồng Kông và Đài Loan), và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Khu vực Bắc Âu và Địa Trung Hải: Nối liền các cảng biển quan trọng tại Bắc Âu và khu vực Địa Trung Hải.
Container đã cách mạng hóa ngành vận tải biển, biến nó từ một ngành vận chuyển hàng hóa chậm chạp, kém hiệu quả thành một hệ thống logistics toàn cầu hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm. Trước khi container xuất hiện, hàng hóa được đóng gói và vận chuyển một cách rời rạc, mất nhiều thời gian và công sức để bốc xếp, xếp dỡ, dễ bị hư hỏng và thất thoát.
Sự ra đời của container đã giải quyết được những vấn đề này. Container là một thùng chứa tiêu chuẩn hóa, có thể được đóng gói, niêm phong và vận chuyển một cách an toàn và hiệu quả. Nó được thiết kế để dễ dàng bốc xếp, xếp dỡ và di chuyển giữa các phương thức vận tải khác nhau như tàu biển, xe tải, tàu hỏa.
Container mang lại nhiều lợi ích cho ngành vận tải biển
Container đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành vận tải biển, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ngành này.
- Hiệu quả: Container giúp giảm thiểu thời gian bốc xếp, xếp dỡ, tối ưu hóa quy trình vận chuyển, nâng cao năng suất lao động.
- An toàn: Container giúp bảo vệ hàng hóa khỏi hư hỏng, thất thoát do thời tiết, va đập, trộm cắp.
- Tiết kiệm chi phí: Container giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói, bảo quản, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Linh hoạt: Container có thể được sử dụng để vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ hàng hóa khô đến hàng hóa lạnh, hàng hóa nguy hiểm.
- Toàn cầu hóa: Container đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ.
Nhờ container, ngành vận tải biển đã trở thành xương sống của nền kinh tế toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu, sản phẩm cho các quốc gia trên thế giới. Container đã góp phần tạo nên một thế giới phẳng, nơi hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Kết luận
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vận tải biển toàn cầu, đặc biệt là 3 tuyến thương mại chính, tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc phát triển ngành logistics và nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tân Thanh Container, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh container và sơ mi rơ mooc, cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp vận tải hiệu quả và tối ưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải biển Việt Nam.
--------------------------------
Công ty Cổ phần Thương mại Cơ khí Tân Thanh
Địa chỉ: Số 14, Đường số 15, KP 4, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Số điện thoại: 0968 039 939
Email: info@tanthanhcontainer.com
Website:https://tanthanhcontainer.com/