Đăng kiểm xe cơ giới – Quy trình và những điều cần biết

Đăng kiểm xe cơ giới – Quy trình và những điều cần biết

Đăng kiểm xe ô tô là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không, tất là họ sẽ kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông

Vậy tại sao phải đăng kiểm?

Đăng kiểm là thủ tục bắt buột để đảm bảo an toàn & bảo vệ môi trường khi các phương tiện tham gia giao thông. Nếu phương tiện quá hạn đăng kiểm khi lưu thông thì mưa độ rủi ro và ô nhiễm môi trường sẽ tăng cao vừa mất mỹ quan, vừa thiếu an toàn.
Là người sử dụng, khi mua phương tiện về thì đã có giấy đăng kiểm. Trên đó có ghi số khung, số máy và những thông số kỹ thuật cơ bản của chiếc xe bạn đã mua. Đồng thời cũng ghi rõ ngày hiệu lực của giấy đăng kiểm. Nếu còn hạn thì cứ thế mà dùng, nếu sắp hết hạn thì bạn chuẩn bị hồ sơ để đăng kiểm lại.

Thời hạn đăng kiểm xe ô tô

Trên tem đăng kiểm dán trên kính cản gió phía trước có ghi rõ ngày hết hạn (xem hình dưới). Thời hạn của đăng kiểm khác nhau tùy theo loại xe, và độ tuổi của chiếc xe.
Chẳng hạn, với xe somi romooc thì thời hạn lần đăng kiểm đầu tiên là 2 năm, những lần tiếp sau là 1 năm.
Cụ thể cho từng loại xe, theo quy định tại Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 như sau.

TT

 

Loại phương tiện

Chu kỳ (tháng)

Chu kỳ đầu

Chu kỳ định kỳ

1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải

 

Đã sản xuất đến 07 năm

30

18

 

Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm

 

12

 

Đã sản xuất trên 12 năm

 

06

2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ

2.1

Không cải tạo (*)

18

06

2.2

Có cải tạo (*)

12

06

3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc

3.1

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm

24

12

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm

 

06

3.2

Có cải tạo (*)

12

06

4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên

 

03

Căn cứ vào bảng trên để biết lần đăng kiểm tới của xe mình sẽ có thời hạn bao lâu và chuẩn bị hồ sơ đăng kiểm.
Đăng kiểm xe ô tô ở đâu?
Theo quy định, bạn có thể đăng kiểm ở bất kỳ trung tâm đăng kiểm nào mà bạn thấy thuận lợi. Hiện trên cả nước có tới trên 90 trung tâm đăng kiểm. Nhiều nhất là tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với số lượng trung tâm nhiều và nằm ở hầu hết các tỉnh thành nên cũng dễ lựa chọn cho người sử dụng phương tiện giao thông.

Xem danh sách các trung tâm đăng kiểm tại đây:
http://www.vr.org.vn/gioithieu.aspx?id_news=12&id=ttdk
Phí đăng kiểm xe ô tô là bao nhiêu?
Dưới đây là mức phí cho từng loại xe, theo Thông tư số 114/2013/TT-BTC.

TT

Loại  xe cơ giới

Mức phí

1

Xe ô tô tải, đoàn xe ô tô (xe ô tô đầu kéo + sơ mi rơ moóc), có trọng tải trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng

560

2

Xe ô tô tải, đoàn xe ô tô (xe ô tô đầu kéo + sơ mi rơ moóc), có trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn và các loại máy kéo

350

3

Xe ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn

320

4

Xe ô tô tải có trọng tải đến 2 tấn

280

5

Máy kéo bông sen, công nông và các loại phương tiện vận chuyển tương tự

180

6

Rơ moóc, sơmi rơmoóc

180

7

Xe ô tô khách trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt

350

8

Xe ô tô khách từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe)

320

9

Xe ô tô khách từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe)

280

10

Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương

240

Ngoài ra, khi làm đăng kiểm lại, bạn có thể nộp luôn phí bảo trì đường bộ, và tiện thể mua cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự (nếu bảo hiểm của bạn sắp hết hạn).

Thủ tục kiểm định xe

Khi làm đăng kiểm xe ô tô, bạn cần đem theo bản chính 3 loại giấy tờ:

  • Giấy đăng ký xe
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Giấy đăng kiểm cũ (sắp hết hạn)

Để đỡ phải đợi lâu, bạn nên đi từ đầu giờ. Nhiều trung tâm làm sáng thứ 7, nên nếu trong tuần bận thì bạn có thể gọi điện hỏi trước, và bố trí đến làm vào cuối tuần cho tiện công việc.
Khi tới nơi, bạn đánh xe vào, đưa giấy tờ cho nhân viên đăng kiểm check số khung, số máy. Check xong họ cấp phiếu có đánh số. Bạn kẹp phiếu vào cùng những giấy tờ nêu trên rồi nộp cho người nhận hồ sơ, và nộp lệ phí 180.000 đ (với somi romooc).

Sau đó thì ngồi chờ đánh xe ra (thời gian khoảng 5-10 phút). Sau khi đăng kiểm viên kiểm tra xe xong, bạn đưa xe vào vị trí chờ dán tem, rồi vào đợi lấy lại giấy tờ. Sau khi ký nhận lấy giấy tờ và đi ra xe, bạn tiếp tục chờ đăng kiểm viên ra dán tem đăng kiểm mới. Dán tem xong bạn đã hoàn thành thủ tục đăng kiếm mới.
Nếu nhanh, tổng thời gian chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ là xong xuôi hết.
Về mặt quy định, theo thông tư 70/2015/TT-BGTVT, thì có 5 công đoạn và rất nhiều hạng mục kiểm tra. Đăng kiểm viên có thể kiểm tra bằng mắt, bằng tay, bằng thiết bị dụng cụ chuyên dụng. Nếu đảm bảo hết tất cả các bước kiểm tra thì xe bạn đạt yêu cầu.
Trường hợp xe bạn không đạt tiêu chuẩn, bạn sẽ nhận được thông báo về những khiếm khuyết, hư hỏng đang tồn tại, để sửa chữa, khắc phục. Tùy mức độ nặng nhẹ mà có thể khắc phục nhanh hay chậm, có cần phải vào ga ra hay không.
Có nhiều lỗi dẫn tới khả năng không đạt khi đăng kiểm xe ô tô, trong đó có nhiều lỗi khá đơn giản như đèn xi nhan hỏng, gạt nước không hoạt động… Lời khuyên khá hữu ích là trước khi làm đăng kiểm lại, bạn nên để ý bảo trì bảo dưỡng xe, hoặc đánh qua ga ra để họ kiểm tra trước và khắc phục những lỗi có khả năng bị đăng kiểm chấm không đạt.

phone
zalo
facebook